Ý Nghĩa Đằng Sau Ngày Vía Thần Tài Và Những Điều Kiên Kỵ
Ngày Vía Thần Tài không chỉ là một ngày lễ truyền thống đơn giản mà còn là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam, nơi mà người ta tôn vinh vị thần của tài chính, may mắn và thịnh vượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa và các điều kiêng kị trong ngày này, từ đó hiểu sâu hơn về tầm quan trọng và giá trị văn hóa của nó.
1. Nguồn Gốc Của Ngày "Vía Thần Tài"
Tục thờ thần tài có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20. Về phong tục thờ cúng Thần tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được tương truyền rằng, dưới trần gian không có thần tài, chỉ có Thần tài trên trời, cai quản tiền bạc, tài lộc.
- Ngày Vía Thần Tài thường diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, đúng vào thời điểm khi mùa xuân đang tràn đầy hy vọng và tiềm năng.
- Ngày này được coi là dịp để tôn vinh Thần Tài, người được xem là vị thần của tài chính, may mắn và thịnh vượng trong tâm linh dân gian Việt Nam.
-
2. Ý Nghĩa Của Ngày "Vía Thần Tài"
- Ngày Vía Thần Tài không chỉ đơn thuần là một nghi lễ tôn vinh thần linh mà còn là cơ hội để mọi người tổ chức các hoạt động nhằm cầu mong sự may mắn và thành công trong công việc và cuộc sống.
- Trong xã hội hiện đại, ngày Vía Thần Tài vẫn được coi là một dịp để cùng nhau sum vầy, chia sẻ niềm vui và hy vọng vào một năm mới đầy hứa hẹn.
3. Những Điều Kiêng Kỵ Trong Ngày "Vía Thần Tài"
Để ban thờ Thần Tài lộn xộn
Ban thờ Thần Tài là nơi hội tụ linh khí, việc bài trí có những quy tắc riêng, cần lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng, không được sắp xếp tùy tiện. Đặc biệt là vị trí tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải, không được hoán đổi vị trí cho nhau. Ở giữa 2 ông đặt 3 hũ gạo, có thể thay thường xuyên hoặc 1 năm thay 1 lần.
Đĩa hoa quả đặt bên trái, lọ hoa ở bên phải ban thờ, có thể đặt thêm 1 bát nước đầy, phủ cánh hoa hồng tượng trưng cho tài lộc dồi dào, may mắn.
Không vệ sinh tượng Thần Tài và ông Địa
Phong thủy có nguyên tắc sạch sẽ để lưu chuyển cát khí nên những đồ đặt lên ban thờ tránh để bám bụi lâu ngày, đây là điều đại kiêng kỵ. Vì thế việc lau dọn ban thờ và các tượng thờ trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài rất quan trọng. Gia chủ nên vệ sinh ban thờ trước 1 -2 ngày để chuẩn bị cho ngày vía Thần Tài chu đáo.
Những đồ thờ cúng khác cũng nên được lau dọn sạch sẽ thường xuyên, chớ nên để bám bụi lâu ngày. Thần tài thích sạch sẽ nên việc để ban thờ bẩn sẽ là điều kiêng kỵ mà các bạn nên nằm lòng nếu có ý định thờ cúng trong nhà.
Dùng hoa, quả giả để cúng Thần Tài
Dùng hoa, quả giả trong mâm cúng Thần Tài hay bất kỳ việc thờ cúng nào khác là điều kiêng kỵ không nên làm. Cúng thần tài nên lựa chọn hoa thơm, các loại hoa quả nên chọn là táo lê, chuối, cam, quýt.
Không mặc quần áo nghiêm túc khi làm lễ
Trong việc thờ cúng, sự thành kính và tôn nghiêm rất quan trọng. Gia chủ cần sửa soạn trang phục nghiêm chỉnh, sạch sẽ, gọn gàng. Ăn mặc xuề xòa là 1 trong những đại kỵ khi làm lễ.
Cãi vã trong ngày cúng vía Thần Tài
Cãi vã, bất hóa trong ngày cúng vía Thần Tài cũng là điều kiêng kỵ nên tránh để giúp việc khấn cầu tài lộc được suôn sẻ. Việc sinh sự, cãi vã, chửi mắng đánh nhau khiến gia đạo bất an, như vậy lộc lá cũng không tới, may mắn cũng theo đó mà đi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Nhà Máy: Huyện Đức Linh, Tỉnh Bình Thuận
Hotline: 0838.103.222
Facebook: www.facebook.com/phanbontafaviet