Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Phân Hữu Cơ Trong Nông Nghiệp: 10 Lý Do Bạn Nên Sử Dụng Phân Hữu Cơ

Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Phân Hữu Cơ Trong Nông Nghiệp: 10 Lý Do Bạn Nên Sử Dụng Phân Hữu Cơ

27 tháng 01, 2024

Nông nghiệp hữu cơ không chỉ là một phong cách sống, mà còn là một phương pháp canh tác mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và sức khỏe con người. 

Sử dụng phân hữu cơ không chỉ là một phần của nông nghiệp hữu cơ mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. 

Dưới đây là 10 lý do mà bạn nên sử dụng phân hữu cơ; 

  1. 1. Phân hữu cơ làm tăng sản lượng và chất lượng nông sản

Trong các loại cây ngắn ngày thì cây rau là loại cây bị ảnh hưởng nhiều nhất của phân bón. Còn các loại cây dài ngày, cây công nghiệp chịu ảnh hưởng ít hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Bởi đây là cách hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng nông sản, giúp cho nông sản có đầu ra tốt hơn. 

 

  1. 2. Phân hữu cơ giúp đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu

Khi bón phân hữu cơ, dưới tác động của độ ẩm và nhiệt độ, các hydrat cacbon sẽ được phân giải chậm thành mùn,  axit humic, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Quá trình này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, tùy vào chất liệu phân và điều kiện khí hậu, thời tiết, cũng như môi trường đất. Do đó, bón phân hữu cơ sẽ làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng thấm thoát nước và giúp phát triển bộ rễ cây trồng. 

 

  1. 3. Hạn chế xói mòn, rửa trôi

Các chất hữu cơ trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng thấm thoát nước, giúp cây trồng dễ hấp thu các chất cần thiết qua rễ. Việc bón phân bằng rơm rạ, xác bã thực vật còn là biện pháp hữu hiệu giúp chống xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng khi trời mưa lớn và ở những khu vực đất có độ dốc cao. 

 

  1. 4. Thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất

Phân hữu cơ sau khi phân hủy sẽ cung cấp mùn cho đất, làm tăng độ pH, độ chua đất giảm và tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật trong đất phát triển. Việc bổ sung đầy đủ phân hữu cơ sau mỗi vụ thu hoạch sẽ làm cho đất được tơi xốp. Các chất mùn trong phân hữu cơ sẽ là thức ăn cho các loại vi sinh có ích. Do đó, số lượng vi sinh vật có ích sẽ tăng lên đáng kể, còn các loại vi sinh có hại sẽ giảm đi phần nhiều. 

 

  1. 5. Làm sạch nguồn nước

Các chất hữu cơ có khả năng hấp thụ hoặc giữ lại các chất hòa tan độc hại có trong nước như: H2S, dư lượng phân hóa học Nitrat, Sunfat, Clor… Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, oxy,… các chất độc sẽ dần bị phân hủy thành chất ít hoặc không độc hại cho người và động vật. 

 

  1.  

  1. 6. Giảm sâu, bệnh hại

Với việc thâm canh cao như hiện nay sẽ làm cho cây phát triển nhanh về cành, lá rậm rạp, dễ thu hút các loại côn trùng đến phá hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm hại phát triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… Phân hữu cơ giúp cây cứng cáp hơn, lá dày, khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn. Do vậy, cây ít bị sâu bệnh hại. 

 

  1. 7. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học

Bón phân hữu cơ giúp cây phát triển cân đối, khỏe mạnh và có sức đề kháng cao để chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường như: hạn hán, lũ lụt, gió, ẩm, nóng, lạnh. Môi trường đất sạch, bộ rễ cây nhiều, đâm sâu. Các loại nấm có hại cũng không có điều kiện phát sinh và lây lan. Do vậy, trong sản xuất nông nghiệp, nông dân được khuyến cáo hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng. 

 

  1. 8. Tiết kiệm nước tưới

Các chất hữu cơ hạn chế khả năng bốc thoát hơi nước và giữ ẩm tốt cho đất. Nhiệt độ trong đất được điều hòa tốt hơn, đất không bị nóng lên đột ngột hoặc hạ nhiệt độ xuống thấp trong một thời gian ngắn. 

 

  1. 9. Giảm lượng phân hóa học 

Đối với đất trồng lúa, ngô, các loại cây ngũ cốc… sau khi thu hoạch, phần hạt được lấy đi, còn lại những phần con người không sử dụng được như thân, lá, lõi ngô sẽ được nghiền nát và trả lại ngay cho đất thì đất sẽ ít bị bạc màu. Việc giữ cho đất có hàm lượng mùn 5-6% cùng với bón phân hữu cơ thường xuyên, đầy đủ có thể giảm lượng phân hóa học từ 70-80%. 

 

  1. 10. Tốt cho sức khỏe con người và vật nuôi

Phân hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường, trong khi phân hóa học để lại dư lượng gây chua đất và ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ảnh hưởng đến các vùng dân cư sinh sống ở gần nơi sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi trong đất đóng vai trò như nhà máy chế biến các chất độc hại (H2S, CO2, NH3, CH4,…) thành các hợp chất không độc hại. Nguồn nước cũng được làm sạch hơn và an toàn đối với người và gia súc. 

Tóm lại, sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn cải thiện sức khỏe của đất đai, tăng sản lượng và chất lượng của cây trồng, và đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cho sản phẩm hữu cơ. Sự hỗ trợ từ pháp luật và xu hướng toàn cầu đang thúc đẩy sự chuyển đổi tích cực từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ. 

Back To Top